Cách phân biệt phế liệu và phế thải chi tiết nhất

Cách phân biệt phế liệu và phế thải chính xác nhất

Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại để sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác. Trong khi đó, phế thải là những vật liệu bỏ đi không có khả năng tái chế. Khác với phế thải, phế liệu có giá trị tái chế cao và tác động thấp đến môi trường. Tiêu chí phân loại phế liệu bao gồm đặc điểm, yếu tố loại bỏ và khả năng tái chế. 

Bài viết này sẽ cung cấp cách phân biệt chi tiết giữa phế liệu và phế thải, đồng thời giải đáp các câu hỏi thường gặp về chủ đề này. Hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp việc phân loại đúng không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình tái chế dễ dàng hơn mà còn góp phần bảo vệ môi trường. 

Phế liệu và phế thải là gì?

Phế liệu và phế thải đều là những sản phẩm không còn giá trị sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm và tính chất riêng biệt.

Phế liệu được định nghĩa là “vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác”, theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

Phế liệu bao gồm: Phế liệu kim loại (sắt, đồng, nhôm), phế liệu phi kim loại (nhựa, giấy, cao su), phế liệu điện tử (bo mạch, linh kiện). Các loại phế liệu là đều có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng bằng cách nấu chảy và tái chế thành sản phẩm mới.

Phế liệu là gì
Phế liệu là gì?

Phế thải hay chất thải được hiểu là “chất thải rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác theo Luật Bảo vệ môi trường 2020. Chẳng hạn, phế thải bao gồm rác thải sinh hoạt hoặc quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Phế thải bao gồm nhiều loại khác nhau như bụi bẩn, sỏi, gạch – bê tông, dung môi, hóa chất và đồ gỗ phế liệu, có thể là chất thải nguy hại hoặc không nguy hại. Đặc biệt, chất thải nguy hại cần được xử lý đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Phế thải là gì
Phế thải là gì?

Phân biệt phế liệu và phế thải như thế nào?

Để phân biệt phế liệu và phế thải cần xét trên các đặc điểm yếu tố để trở thành phế liệu hoặc phế thải, yếu tố loại bỏ và mục đích sau khi thải ra, cụ thể như sau:

Tiêu chí phân biệtPhế liệuPhế thải
Đặc điểm vật lýLà vật liệu, sản phẩm vật chất, có hình dạng cụ thểLà vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí,
Yếu tố bị loại bỏChủ động ngừng khai thác vì không còn phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu, nhưng vẫn có giá trị tái chế và tái sử dụng.Loại bỏ vì không còn giá trị sử dụng, cần được xử lý để tránh gây hại cho môi trường
Được thu hồi và tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác, giúp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trườngCần được tiêu hủy hoặc xử lý phù hợp với từng loại chất thải để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

So sánh điểm khác nhau phế liệu và phế thải

So sánh điểm khác nhau phế liệu và phế thải dựa trên một số tiêu chí sau:

Tiêu chíPhế liệuPhế thải
Nguồn gốcTừ quá trình sản xuất, tiêu dùngTừ mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt
Đặc điểmDạng vật thể cụ thểCó thể ở dạng rắn, lỏng, khí
Tính chất vật lýHình dạng xác địnhHình dạng không xác định
Ảnh hưởng môi trườngThấp, có thể kiểm soátCao, cần xử lý đặc biệt
Khả năng tái chếCaoThấp hoặc không có
So sánh phế liệu và phế thải
So sánh phế liệu và phế thải

Quy định về mua bán phế liệu

Quy định về mua bán phế liệu chủ yếu căn cứ từ Luật Đầu tư 2020, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các nghị định liên quan. Những điểm quan trọng gồm:

  • Kinh doanh phế liệu không thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ cần đăng ký mã ngành 4669.
  • Nhập khẩu phế liệu là ngành nghề có điều kiện, phải tuân thủ quy định tại Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Điều 45, 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
  • Doanh nghiệp cần lưu ý các quy định về môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường tùy theo quy mô dự án.
  • Phải tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy theo Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, bao gồm các yêu cầu về nội quy, lực lượng PCCC, phương án chữa cháy, và hệ thống PCCC.

Nếu bạn đang có nhu cầu thu mua phế liệu hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với Phế liệu Sơn Báu. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.

Thông tin liên hệ

Phế liệu Sơn Báu

  • Địa chỉ: 46/21 Đường Số 18, Khu Phố 2, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
  • SĐT: 0982.475.425
  • Email: phelieusonbau@gmail.com
  • Website: https://www.phelieusonbau.com
Công ty thu mua Phế Liệu Sơn Báu:
  • Địa chỉ: 46/21 Đs 18, KP 2, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TP. HCM
  • SĐT: 0982.475.425
  • Website: https://www.phelieusonbau.com/
  • Email: phelieusonbau@gmail.com
Đánh giá bài viết

Chia sẻ bài viết

Picture of Nguyễn Trọng Sơn
Nguyễn Trọng Sơn
Nguyễn Trọng Sơn là CEO của Phế liệu Sơn Báu, hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu gom phế liệu. Ngoài cung cấp dịch vụ thu thu phế liệu giá cao, uy tín, anh còn chia sẻ nhiều kiến thức hữu ích về phế liệu cho những ai muốn học hỏi trước khi mở đại lý kinh doanh phế liệu.

Bài viết liên quan